XEM THÊM 🔽
Lịch trực tiếp chung kết AFF Cup 2022: Việt Nam - Thái Lan
Chuyển tiền nhầm nhưng người nhận không trả lại, tôi phải làm sao?
10 thủ tục thay sổ hộ khẩu bằng căn cước công dân gắn chip
Nợ vay bất động sản lên tới hơn 1,2 triệu tỉ đồng
5 thói quen uống cà phê khiến bạn già nhanh
Uống cà phê thay bữa sáng, uống nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày hay uống vào buổi tối muộn có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Nghiên cứu do Hiệp hội Cà phê Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện vào năm 2020 chỉ ra, 62% người dân Mỹ uống cà phê hàng ngày. Cà phê là thức uống được nhiều người lựa chọn để khởi động ngày mới. Caffeine mang đến nhiều lợi ích như kích thích hưng phấn, làm giảm mệt mỏi, buồn ngủ, tiêu viêm, tăng khả năng ghi nhớ, nhận thức và phản xạ. Tuy nhiên, uống cà phê không đúng cách có thể khiến bạn lão hóa nhanh. Chuyên gia dinh dưỡng, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dinh Dưỡng New York, Lisa Moskovitz chỉ ra 5 thói quen uống cà phê có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Uống cà phê thay bữa sáng không tốt cho sức khỏe và làn da. 1. Uống cà phê thay bữa sáng Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Vì vậy, chỉ uống cà phê vào buổi sáng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. Theo bà Lisa Moskovitz, bữa sáng nên bao gồm đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột tốt, chất xơ, chất đạm và chất béo
Chi tiết 19 ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2023
6 điều sai lầm mà bạn vẫn làm hằng ngày mà không hề nhận ra
Nhiều động tác nhỏ mà chúng ta vẫn thực hiện hàng ngày và không hề nhận ra đó là cách làm sai lầm như uống nước ngay sau bữa ăn, bảo quản cà chua trong tủ lạnh, rửa mặt bằng nước quá ấm... Cà chua sẽ giữ được hương vị ngon hơn khi bảo quản ở nhiệt độ phòng. Ảnh: Thanh Trần. 1. Uống một cốc nước đầy sau bữa ăn no Nhiều người tin vào lý thuyết uống nước cũng làm loãng axit dịch vị do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên thực tế uống một cốc nước đầy không phải việc làm lý tưởng đặc biệt là sau khi ăn một bữa ăn no. Nước có thể giúp bạn giảm cân vì nó khiến bạn bớt đói, nhưng sau một bữa ăn no, uống một cốc nước có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi. Vì vậy nếu uống nước sau ăn hãy uống ngụm nhỏ và uống chậm để tránh ợ hơi. 2. Bảo quản cà chua trong tủ lạnh Nhiều người phân vân nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh hay nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào độ chín của cà chua. Mặc dù tủ lạnh sẽ ngăn cà chua chín nấm mốc nhưng cà chua chín sẽ mất hương vị. Vì thế sau khi lấy cà
Uống loại nước nào giúp giảm mỡ, đẹp da sau Tết
Ngày Tết, dù muốn hay không thì nhiều lúc vẫn phải “phá lệ” ăn các đồ nhiều mỡ. Vậy thì, giờ đã đến lúc dùng một số loại nước, trong đó có cả nước ép để góp phần giảm mỡ, đẹp da ngay sau Tết. Trà hoa cúc góp phần kiểm soát lượng đường huyết và giảm cân. Ảnh: Hải Anh Trà bạc hà Trà bạc hà ấm với chút nước cốt chanh rất có ích cho cơ thể sau một ngày mệt mỏi. Loại trà này có công dụng làm dịu bao tử, giảm cảm giác buồn nôn, căng thẳng và lo âu. Bên cạnh đó, trà bạc hà có đặc tính ức chế cảm giác ngon miệng, từ đó giúp tránh ăn quá nhiều. Khi kết hợp với trà xanh, trà bạc hà làm tăng tốc độ trao đổi chất, do đó giúp cắt giảm lượng mỡ dư thừa. Trà gừng Gừng có chứa chất cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh đau nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái hơn. Trà gừng nóng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mang lại giấc ngủ ngon, qua đó giúp da có thời gian thư giãn. Trà hoa cúc Uống trà hoa cúc vào buổi tối sẽ tăng nồng độ glycine trong cơ thể. Glycine là hoạt chất làm thư giãn, an thần nhẹ, có tác dụn
Những thói quen uống cà phê gây hại sức khỏe
Uống cà phê không lọc, dùng quá nhiều đường hoặc kem trong cà phê không tốt cho sức khỏe, có thể làm giảm tuổi thọ. Cà phê là thức uống có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện khả năng tập trung, cung cấp năng lượng khi cần, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch và tiểu đường. Tuy nhiên, một số thói quen khi uống cà phê sẽ gây hại cho sức khỏe, làm giảm tuổi thọ. Những người uống cà phê lâu năm dễ rơi vào tình trạng tiêu thụ quá nhiều caffein một ngày. Nghiên cứu xuất bản trên WebMD hồi tháng 8, thực hiện trên 40.000 tình nguyện viên trưởng thành cho thấy uống quá 4 tách cà phê mỗi ngày sẽ tác động tiêu cực đến tuổi thọ. Bên cạnh đó, cho nhiều đường vào cà phê cũng là một thói quen xấu. Một cốc latte caramel cỡ lớn tại quán cà phê thường chứa ít nhất 30 g đường, đôi khi nhiều hơn đối với một số nhãn hiệu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh làm tăng cân hay béo phì, đường có thể gây mất nước. Nếu không được kiểm soát, nhiều người có nguy cơ mắc b
Chiều 28.11, Tổng LĐLĐVN tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chủ trì hội nghị.
Trả lờiXóa41.558 người lao động bị mất việc
Tại hội nghị, đại diện Tổng LĐLĐVN cho biết, năm 2022 trên địa bàn cả nước xảy ra 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngừng việc tập thể là do người lao động trải qua thời gian vô cùng khó khăn, giảm sút thu nhập, tích lũy sau hơn 2 năm ảnh hưởng đại dịch COVID-19; tiền lương tối thiểu chưa được điều chỉnh trong năm 2020, 2021; nhiều doanh nghiệp không tăng lương, thậm chí còn cắt giảm các khoản trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi của người lao động; một số doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH của người lao động; người lao động đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp theo mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Khi xảy ra ngừng việc, các cấp công đoàn đã chủ động, tích cực tham gia ổn định tình hình, phối hợp với liên ngành hỗ trợ các bên giải quyết, qua đó đa số các đề xuất, kiến nghị chính đáng của người lao động đã được doanh nghiệp đồng thuận và cam kết thực hiện.
Về tình hình cắt giảm việc làm, lao động trong các doanh nghiệp, Tổng LĐLĐVN cho biết, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh phải cắt giảm lao động vào khoảng 1.230 doanh nghiệp tại 44 tỉnh, thành phố. Trong đó, DN dân doanh là 646 doanh nghiệp (chiếm 52,27%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 590 (47,73%).
Các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều là dệt may: 226 doanh nghiệp (18,28%); da giầy: 109 doanh nghiệp (8,82%); chế biến gỗ: 196 doanh nghiệp (15,86%); điện tử: 62 doanh nghiệp (5,02%); cơ khí: 31 doanh nghiệp (2,51%); các loại hình doanh nghiệp khác: 612 doanh nghiệp (49,51%).
Tổng số lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tới việc làm khoảng 472.210 lao động. Tại doanh nghiệp dân doanh có 118.889 lao động (chiếm 25,18%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 353.324 lao động (chiếm 74,82%).
Ngành nghề dệt may: 131.340 lao động (chiếm 27,81%); da giầy: 171.414 lao động (36,30%); chế biến gỗ: 63.681 lao động (13,49%); điện tử: 19.535 lao động (4,14%); cơ khí: 5.239 lao động (1,11%); các ngành nghề khác 81.000 lao động (17,15%). Trong các khu công nghiệp có 172.088 lao động (36,44%) trong tổng số lao động bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, có hơn 30.270 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và 9.441 lao động đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị ảnh hưởng.
Về mức độ ảnh hưởng, đại diện Tổng LĐLĐVN cho biết: Bị thôi việc, mất việc là 41.558 người (8,80%); giảm giờ làm: 430.665 người (91,20%) - bao gồm giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động.
Tính tới điểm hiện nay, có 30 doanh nghiệp nợ lương của 6.946 người lao động với tổng số tiền là 110,227 tỉ đồng; có 121 doanh nghiệp nợ BHXH của 32.315 lao động với tổng số tiền là 237,932 tỉ đồng.
Theo: Lao Động
Tham gia đảm bảo tốt nhất quyền lợi người lao động
Trả lờiXóaTrước tình trạng khó khăn của hàng trăm nghìn người lao động, Tổng LĐLĐVN yêu cầu các cấp công đoàn trực thuộc chủ động nắm đầy đủ, kịp thời tình hình khó khăn, thiếu, cắt giảm đơn hàng của các doanh nghiệp, số lượng người lao động bị giảm thời giờ làm việc, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động; nợ lương, nợ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động… để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình của doanh nghiệp, của đoàn viên, người lao động để tham gia, đề nghị người sử dụng lao động sớm xây dựng phương án nghỉ Tết, trả lương, trả thưởng và các chế độ cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán 2023 và công bố tới toàn thể người lao động trước khi nghỉ Tết ít nhất 20 ngày.
Đề xuất tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án sử dụng lao động, sắp xếp thời gian làm việc của người lao động trên cơ sở giữ tối đa số lượng người lao động có việc làm, thu nhập, hạn chế thấp nhất việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động; trường hợp phải chấm dứt hợp đồng lao động thì đảm bảo quy trình, quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật và đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp; giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động.
Triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ việc làm cho người lao động; đảm bảo quyền lợi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nhất là lao động nữ, trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ, lao động từ 35 tuổi trở lên, lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động là người khuyết tật… trong trường hợp bị giảm giờ làm, mất việc làm.